Khi tham gia giao thông bên ngoài. Bạn thường xuyên bắt gặp những người mặc quần áo xanh có ghi dòng chữ CSCĐ. Đó là từ viết tắt của Cảnh sát cơ động. Quyền hạn của cảnh sát cơ động là gì. Cảnh sát cơ động thuộc tổ chức nào. Chúng ta hãy cùng dịch vụ thám tử tìm hiểu.
- Cảnh sát cơ động là một lực lượng vũ trang bảo vệ cho tổ quốc về an ninh và an toàn xã hội.
- Họ tham gia chống các cuộc bạo loạn vũ trang
- Xử phạt vi phạm hành chính về luật giao thông
- Thực thi các quy định của phát luật đề ra và bảo vệ nhân dân khỏi những nguy hiểm.
Mục Lục Bài Viết
Tổ chức của cảnh sát cơ động
Cảnh sát cơ động gồm có:
- Lực lượng đặc nhiệm
- Lực lượng tác chiến đặc biệt
- Lực lượng bảo vệ mục tiêu
- Lực lượng huấn luyện, sử dụng động vật nghiệp vụ.
Tổ chức của Cảnh sát cơ động bao gồm các đơn vị như:
- Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động
- Cảnh sát cơ động Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bộ trưởng Bộ Công an là người quy định cụ thể tổ chức của Cảnh sát cơ động. Mỗi bộ phận hay đơn vị đều có chức năng nhất định theo quy định của nhà nước đề ra.
Nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động
Nếu chỉ nhìn bên ngoài, chắc các bạn sẽ nghĩ rằng. Nhiệm vụ và quyền hạn của cảnh sát cơ động là bắt giữ xe vi phạm giao thông. Thế nhưng, thực tế, chức năng và nhiệm vụ của họ còn nhiều hơn thế. Cảnh sát cơ động luôn là lực lượng cần thiết trong việc bảo vệ tổ quốc và thực hiện các chức năng theo luật của nhà nước quy định. Cụ thể như sau:
- Cảnh sát cơ động tham mưu cho Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an về các vấn đề như bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội,…
- Cảnh sát cơ động chống hoạt động phá hoại an ninh phòng chống bạo loạn vũ trang, khủng bố, bắt cóc con tin.
- Thực hiện trấn áp các loại tội phạm và tổ chức xử lý các vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật.
- Cảnh sát cơ động tiến hành bảo vệ các mục tiêu quan trọng trong các lĩnh vực về chính trị, kinh tế, xã hội ngoại giao, khoa học – kỹ thuật,…
- Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, xây dựng các phương án về phòng chống các loại tội phạm theo sự chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên.
- Cảnh sát cơ động có thể thực hiện tất cả các chức năng khác theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quyền hạn của cảnh sát cơ động
Thông thường, lực lượng Cảnh sát cơ động thường làm nhiệm vụ vào các buổi tối hoặc ban đêm. Thời gian khoảng thời gian từ 21 giờ đến 01 giờ ngày hôm sau. Hoặc thời gian từ 01 giờ đến 05 sáng. Trong một số trường hợp đặc biệt. Cảnh sát cơ động có thể được điều động với thời gian sớm hơn hoặc muộn hơn so với quy định.
Chắc hẳn các bạn đang tò mò, cảnh sát cơ động có những quyền hạn gì phải khôn.
Câu trả lời ngay sau đây:
- Được áp dụng các biện pháp xử lý nếu bạn bị vi phạm những quy định của nhà nước ban hành. Nhất là ngăn chặn những hành vi cố tình chống đối người thi hành công vụ.
- Được sử dụng các loại vũ khí, phục vụ các hoạt động kiểm tra giám sát an ninh tại địa phương.
- Kiểm tra giấy tờ xe mô tô, gắn máy, ô tô khi vi phạm an toàn giao thông đường bộ.
Các lỗi vi phạm mà Cảnh sát cơ động áp dụng
Căn cứ vào quyền hạn của cảnh sát cơ động và Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Cảnh sát cơ động có thể thực hiện quy định về các lỗi những Cảnh sát giao thông được tạo.
Đối với người điều khiển ô tô
Cảnh sát cơ động sẽ có những quyền hạn xử lý vi phạm như sau:
- Xử lý trong những trường hợp các hành vi bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đêm hôm trước cho tới 05 giờ ngày hôm sau. Ngoại trừ xử phạt đối với những loại xe được ưu tiên. Mức xử phạt là 100.000 đồng – 200.000 đồng.
- Người điều khiển ô tô cố tình bấm còi, rú ga liên tục. Sử dụng đèn chiếu xa trong khu đô thị đông dân cư, cũng ngoại trừ đối với các trường hợp xe ưu tiên sẽ bị xử phạt là 600.000 đồng – 800.000 đồng
- Lái xe đi vào đường cấm, đi ngược chiều hay đi vào đường không dành cho xe của mình sẽ bị xử phạt 800.000 đồng – 1.200.000 đồng
- Lái xe sử dụng rượu bia. Có nồng độ cồn vượt mức cho phép theo quy định bị xử phạt từ 2 – 8 triệu đồng
- Lái xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ bị phạt từ 7 – 8 triệu đồng
Đối với người điều khiển xe máy
Cảnh sát cơ động được xử lý những lỗi vi phạm sau:
- Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường hay trong hầm đường bộ làm ảnh hưởng đến việc lái xe của người khác sẽ bị phạt 100.000 đồng – 200.000 đồng
- Chuyển hướng nhưng không xin nhan, không giảm tốc độ sẽ bị phạt 300.000 đồng – 400.000 đồng
- Lái xe sau khi uống rượu bia tùy vào từng mức độ sẽ bị phạt từ 1,2 triệu đến 1,4 triệu đồng.
- Khi điều khiển phương tiện mà không gạt chân chống bị phạt 02 – 03 triệu đồng.
Ngoài ra, Cảnh sát cơ động có thể phạt hành chính đối với các trường hợp nghi vấn vi phạm. Hay các hành vi vi phạm trật tự an ninh của tổ dân phố, gây gổ đánh nhau,…
Bài viết trên đã giúp ích cho các bạn hiểu thêm về quyền hạn của cảnh sát cơ động. Hy vọng, các bạn sẽ không phạm vào những lỗi đáng tiếc. Cùng xây dựng trật tự an toàn, xã hội và văn minh, lịch sự. Nếu bạn còn băn khoăn điều gì xin liên hệ văn phòng thám tử Tâm Việt để được giải đáp mọi thắc mắc.