Trong bất kỳ xã hội nào cũng luôn tồn tại những loại tội phạm có tính nguy hiểm cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Chính vì vậy nhà nước cần có một công cụ để và biện pháp để khắc chế các loại hình tội phạm nghiêm trọng này. Một trong những bộ công cụ phổn biến đó chính là pháp luật hình sự. Vậy pháp luật hình sự là gì? Luật hình sự có những đặc điểm cơ bản nào. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây:

 Khái niệm luật hình sự là gì?

Hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tạo thành bởi nhiều luật và bộ luật mang đặc trung của mỗi ngành nghề hay các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Trong đó, mỗi ngành luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội nhất định nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của công dân, bảo đảm pháp chế, phòng chống vi phạm pháp luật. Ví dụ luật hình sự được hình thành trong hệ thống pháp luật nhằm mục đích bảo vệ người dân thường hay các tổ chức xã hội khỏi những hành vi phạm tội nghiêm tọng của các tội phạm. Nói như vậy có nghĩa luật hình sự không điều chỉnh mọi quan hệ xã hội, mà chỉ điều chỉnh quan hệ xã hội liên quan đến tội phạm và hình phạt.

Từ đó chúng ta có định nghĩa cơ bản về luật hình sự như sau: “Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy..”

Những đặc trưng cơ bản của Luật hình sự là gì?

– Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, luật hình sự là ngành lauatj độc lập, chuyên giải quyết các vấn đề liên quan đến tội phạm nguy hiểm, đe dọa nghiêm tọng đến tình hình trật tự trị an xã hội hay mạng sống con người

– Là bộ luật chuyên trách độc lập,  Luật Hình sự bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến Nhà nước và người phạm tội; Không điều chỉnh các vấn đề của các ngành luật khác

– Luật Hình sự là ngành luật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định tội phạm và hình phạt.

Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự là những ai?

Được xem là bộ luật ngành độc lập trong hệ thống pháp luật  của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luật Hình sự có những đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng biệt. Cụ thể như sau:

Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật của ngành luật đó điều chỉnh. Luật Hình sự chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội khi có tội phạm xảy ra – đó cũng chính là các quan hệ pháp luật hình sự, hiểu môm na thì đối tượng của luật hình sự là những tội phạm nguy hiểm, là đối tượng liên quan đến phạm vi điều chỉnh xã hội của luật này. Thêm vào đó, chúng ta cũng có thể hiểu rằng, đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm. Đây là căn cứ để phân biệt Luật Hình sự với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật.

Nhiệm vụ của Luật Hình sự là gì?

Nhiệm vụ của Luật Hình sự quy định tại Điều 1 của Bộ luật Hình sự 1999 như sau”

  • Bảo vệ bảo vệ chế độ xã hội, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, Nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN.
  • Là một trong những công cụ hữu hiệu và sắc bén của Nhà nước trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bảo vệ những quan hệ xã hội cơ bản nhất và quan trọng nhất trong đời sống xã hội.
  • Luật hình sự còn có nhiệm vụ giáo dục mọi người nâng cao ý thức pháp luật, nâng cao ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Phương pháp điều chỉnh của Luật Hình sự như thế nào?

Luật Hình sự được điều chỉnh là quan hệ hình thành giữa Nhà nước và người phạm tội vì thế mà phương pháp điều chỉnh của luật này cũng được thể hiện riêng biệt, trong đó đề cao đén tính quyền uy. Cụ thể như sau:

– Trong Luật Hình sự, Nhà nước tự mình quy định hành vi nào là hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm;

– Nhà nước giao nhiệm vụ xử lý tội phạm cho các cơ quan tư pháp. Những cơ quan này có quyền nhân danh Nhà nước điều tra, truy tố, xét xử, xác định hình phạt, buộc người phạm tội phải chấp hành hình phạt;

2 phương pháp này chính là thể hiện Nhà nước dùng uy quyền để quy định tội phạm ấy, ấn định hình phạt buộc người phạm tội chịu hình phạt ấy.

Lời kết

Bài viết đã chia sẻ những thông tin về khái niệm Luật hình sự là gì? Hy vọng những thông tin này giúp ích được cho bạn trong quá tình tìm kiếm thông tin về luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam. Chúc các bạn luôn may mắn và thành công. Nếu bạn còn băn khoăn thắc mắc điều gì hãy liên hệ Văn Phòng Thám tử Tâm Việt 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *