Trong cuộc sống, thông qua báo chí chúng ta thường được nghe những thông tin về việc khởi tố vụ án hình sự liên quan đến các vấn đề khác nhau như giết người, cướp của, buôn bán chất cấm… Những điều này làm chúng ta không khỏi băn khoăn rằng. Việc phạm tội đến mức độ như thế nào thì cần phải khởi tố. Các bước khởi tố vụ án hình sự bao gồm những giai đoạn nào. Để làm rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng dịch vụ thám tử Tâm Việt theo dõi bài viết sau đây.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật. Việc giải quyết một vụ án hình sự bao gồm nhiều công đoạn khá phức tạp và cần có sự tham gia của nhiều cơ quan chức năng khác nhau như:
- Cơ quan công an
- Viện kiểm sát
- Tòa án nhân dân
Tuy nhiên dù sự phối hợp này diễn ra như thế nào thì các bước khởi tố vụ án hình sự. Vẫn phải tuân theo những quy định của Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015.
Mục Lục Bài Viết
Bước 1: Khởi tố vụ án hình sự
Khởi tố vụ án hình sự là bước đầu tiên trong quy trình tố tụng hình sự. Trong giai đoạn này, các cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào những điều sau để đi đến quyết định có khởi tố vụ án hay không. Cụ thể những căn cứ này được quy định trong điều 43 bộ Luật hình sự năm 2015.
- Cơ quan chức năng nhận được tố giác của cá nhân về tình hình tội phạm
- Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tình hình tội phạm đến với cơ quan chức năng
- Khi các phương tiện truyền thông phản ánh dấu hiệu phạm tội
- Cơ quan nhà nước gửi kiến nghị khởi tố
- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
- Người phạm tội ra tự thú
Theo quy định tại điều 103 Bộ luật hình sự. Trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được tin tố giác. Tin báo tôi phạm hoặc kiến nghị khởi tố. Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra. Xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Nếu như vụ án có quá nhiều rắc rối phức tạp. Cơ quan chức năng cần xác minh lại nhiều điểm nghi vấn thì thời gian khởi tố có thể kéo dài tuy nhiên không được quá 60 ngày kể từ ngày nhận được tin tố giác. Kiến nghị khởi tố.
Bước 2: Điều tra vụ án hình sự
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 110 của Bộ luật Tố tụng Hình sự thì cơ quan công an. Là đơn vị có nhiệm vụ điều tra tất cả các tội phạm ngoại trừ. Tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Theo quy định, các hoạt động điều tra vụ án hình sự bao gồm:
– Khởi tố và hỏi cung bị can, lấy lời khai từ các bị can trong vụ án.
– Tìm kiếm các nhân chứng, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, những đối tượng có liên quan đến vụ án, đối chất và nhận dạng.
– Khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật tại nơi ở của bị can hoặc nơi làm việc, nơi gây án.
– Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra
– Giám định và định giá tài sản trong vụ án.
Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 2 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng. Không quá 3 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng. Không quá 4 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra. Ngoài ra, có những vụ việc phạm tội do tính chất phức tạp. Cơ quan điều tra có thể sẽ được kéo dài thời hạn điều tra theo quy định.
Bước 3: Truy tố bị can
Sau khi trải qua quá tình điều tra. Cơ quan điều tra đã thu thập đầy đủ các bằng chứng làm căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội. Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can. Còn nếu đầy đủ chứng cứ để xác định có tội phạm và bị can thì. Cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố. Lúc này, hồ sơ vụ án đã được chuyển đến Viện kiểm sát và cơ quan có thẩm quyền giải quyết chính là Viện kiểm sát nhân dân.
Bước 4: Xét xử vụ án hình sự
Điều 276 Bộ luật tố tụng hình sự quy định, sau khi viện kiểm sát hoàn thành quá trình truy tố sẽ chuyển hồ sơ vụ án sang cho Tòa án. Bắt đầu giai đoạn xét xử vụ án hình sự giai đoạn xét xử sơ thẩm được bắt đầu. Một vụ án hình sự khi được đưa ra xét xử sẽ thực hiện theo những trình tự sau:
– Khai mạc phiên tòa
– Xét hỏi bị cáo, các đối tượng liên quan
– Các bên liên quan tranh luận trước tòa, luật sư bảo vệ cho quyền lợi thân chủ mình lên tiếng
– Nghị án và tuyên án.
Quá trình xét xử được thực hiện theo nguyên tắc xét xử trực tiếp bằng lời nói và liên tục, trong phiên tòa này chỉ chỉ xét xử những bị cáo, những hành vi theo tội danh mà viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã có quyết định đưa ra xét xử.
Kết thúc phiên toàn, hội đồng xét xử sẽ đưa ra các quyết định cho bị cáo. Nếu sau đó, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo kháng nghị thì Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại những bản án, đây gọi là phiên tòa phúc thẩm.
Trên đây là toàn bộ các bước khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự. Nếu vẫn còn thắc mắc, hãy liên hệ với văn phòng thám tử tâm Việt. Hoặc luật sư gần nhất để có được những tư vấn cụ thể hơn. Cảm ơn các bạn đã đọc bài.