Nhằm khuyến khích sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân. Thông qua các mô hình hợp tác xã. Ngày 20/11/2012 Quốc Hội thông qua Luật Hợp tác xã 2012 sự ra đời của luật đã kịp thời định hướng phát triển các hợp tác xã. Hiện có hoạt động theo đúng bản chất hợp tác xã trong bối cảnh kinh tế thị trường. Hãy cùng công ty thám tử & Luật Tâm Việt tìm hiểu chi tiết.

Sự cần thiết của Luật hợp tác xã 2012

Quốc hội thông qua luật hợp tác xã sửa đổi vào năm 2012. Điều này có ý ngĩa rất lớn trong việc bảo đảm thực hiện quản lý Nhà nước về HTX có hiệu quả.

Hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế HTX phát triển lành mạnh bền vững đúng với bản chất và mục đích thành lập. Từ đó, đóng góp tốt hơn vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tuy nhiên trước khi được sửa đổi thì Luật hợp tác xã. Vẫn còn nhiều vẫn đề bất cập do chưa theo kịp được sự phát triển của đời sống kinh tế.

Khi mà các cách thức phát triển cũ đã không còn phù hợp với thời đại mới. Ủy ban Thường vụ QH cho rằng, Luật HTX năm 2003 mặc dù về cơ bản đã thể chế hóa và phù hợp các yêu cầu. Quan điểm phát triển kinh tế tập thể theo Nghị quyết Trung ương V (khóa IX). Nhưng vẫn còn một số hạn chế về tính chất phục vụ xã viên các quy định về chính sách ưu đãi. Hỗ trợ, quản lý Nhà nước, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật còn thiếu.

Công tác quản lý Nhà nước đối với mô hình này còn nhiều bất cập. Hệ thống quản lý Nhà nước chưa xác định rõ và tổ chức thống nhất với một đầu mối. Chính vì vậy, việc ban hàng là hoàn toàn phù hợp với chủ trương. Đường lối của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế.

Những điểm mới của Luật hợp tác xã 2012

 Khái quát

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII đã thông qua và ban hành. Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 (Luật Hợp tác xã năm 2012) ngày 20 tháng 11 năm 2012. Có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 7 năm 2013, thay thế Luật Hợp tác xã số 18/2003/QH12 (Luật Hợp tác xã năm 2003)

Luật Hợp tác xã năm 2012, gồm 9 chương 64 điều (Luật Hợp tác xã 2003, gồm 10 chương, 52 điều).

Trên cơ sở là luật hợp tác xã năm 2003 không còn phù hợp với sự phát triển. Cũng như sự thay đổi của nền kinh tế hợp tác xã. Luật đã được quốc hội thông qua với mục tiêu nhằm khuyến khích và phát triển mô hình HTX kiểu mới.

Đồng thời định hướng phát triển các HTX hiện có hoạt động theo đúng bản chất HTX. Theo đó, những quy định trong Luật hợp tác xã sẽ tập trung vào giải quyết các vấn đề chính như. Tập trung mang lại lợi ích cho thành viên thông qua việc cam kết cung ứng. Tiêu thụ sản phẩm dịch vụ việc làm theo nhu cầu của thành viên.

So với Luật Hợp tác xã năm 2003 thì Luật Hợp tác xã năm 2012 có nhiều điểm mới như sau:

Thay đổi khái niệm hợp tác xã, làm rõ bản chất của hợp tác xã

Luật hợp tác 2012 đã khắc phục được những hạn chế. Thiếu sót mà Luật hợp tác xã 2003 quy định về khái niệm HTX mà sự sửa đổi khái niệm này. Đã làm rõ sự khác biệt giữa hợp tác xã với doanh nghiệp, với tổ chức xã hội từ thiện, không coi hợp tác xã như doanh nghiệp.

Thay đổi tên gọi người tham gia vào hợp tác xã.

Luật Hợp tác xã năm 2012 đã quy định rõ hơn từ tư cách các nhân sang tư cách tập thể. Cụ thể: “Luật này áp dụng đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, thành viên hợp tác xã (sau đây gọi là thành viên), hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi là hợp tác xã thành viên) ….

Phạm vi ưu đãi, hỗ trợ đối với hợp tác xã.

Luật Hợp tác xã năm 2012 đã quy cụ thể hơn về lại về chính sách ưu đãi hỗ trợ đối với HTX phù hợp với bản chất tổ chức HTX, mặt khác nó mạng lại lợi ích trực tiếp lợi ích cho cộng đồng thành viên thường là số đông của hợp tác xã.

Thành viên hợp tác xã

Luật Hợp tác xã đã quy định mới về điều kiện trở thành thành viên như sau

1- Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

(a) Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam.

(b) Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;

(c) Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;

(d) Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này và điều lệ hợp tác xã;

(đ) Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã”.

Vốn góp của thành viên hợp tác xã.

Luật quy định là:“Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã”. Bản chất của HTX là để có bình đẳng trong quản lý HTX cũng như đề cao nguyên tắc thu hút nhiều người tham gia đề có nhiều vốn hoạt động chứ không phải huy động vốn từ một người.

Tổ chức và quản lí hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Luật hợp tác xã năm 2012 đã thay đổi tên gọi đối với một số chức danh và Luật Hợp tác xã năm 2012 đã làm rõ chức năng của nhiệm vụ quyền hạn của chức danh quản lý, người điều hành của HTX.