Những năm gần đây, rất nhiều vụ tham nhũng được đưa ra trước pháp luật và trở thành vấn nạn phức tạp. Tuy nhiên, chưa chắc mọi người đã hiểu được tham nhũng là gì? Tác hại của tham nhũng thế nào và xử phạt ra sao. Hãy cùng dịch vụ thám tử Tâm Việt tìm hiểu ngay.
Mục Lục Bài Viết
Tham nhũng là gì?
Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa tham nhũng và tham ô. Thực chất, tham nhũng là cụm từ chung chỉ hành vi của người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi. Trong khi đó, tham ô chỉ là một trong số các hành vi tham nhũng.
Tham nhũng gây ra những tác hại nào?
Tham nhũng được xem như là một tệ nạn diễn ra ở bất kể quốc gia nào, bất kể trình độ phát triển hay giàu nghèo ra sao. Nó là hiện tượng kinh tế, xã hội gắn liền với sự phát triển của bộ máy nhà nước và sự hình thành giai cấp.
Tham nhũng len lỏi vào đời sống xã hội, gây ra hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt: kinh tế, chính trị, xã hội… Nó cản trở sự phát triển của xã hội, đụng chạm đến lợi ích của cá nhân, tập thể, dân cư, đất nước.
Hơn nữa, tham nhũng có thể “đánh sập” của một đế chế. Nó gây ra sự suy đồi về đạo đức, thất thoát ngân sách, suy thoái kinh tế.
Nguyên nhân gây ra tham nhũng là gì?
Chúng ta cứ lên án về nạn tham nhũng nhưng bản chất gây ra tham nhũng là gì? Đó là do các nguyên nhân sau:
- Sâu xa là do chế độ người bóc lột người sinh ra. Đó là lòng tự tư, tự lợi, ích kỷ của bản thân nên gây hại dân.
- Do cơ chế thị trường, tự do hoá cạnh tranh tạo ra.
- Sự suy thoái về phẩm chất đạo đức của bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên. Đây được xem là nguyên nhân cốt lõi, gây suy yếu công tác quản lý, giáo dục đào tạo cán bộ đảng viên của các tổ chức Nhà nước và Đảng. Nền kinh tế thị trường cần mở rộng giao lưu bên ngoài. Hơn nữa, tác động của yếu tố vật chất khiến nhiều cán bộ sa ngã, bị lợi ích cám dỗ, trươt vào tham nhũng, tội lỗi.
- Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa đầy đủ, thiếu sự đồng bộ, chưa thực sự chuyển mạnh sang cơ chế thị trường.
- Đảng và Nhà nước có nhiều chỉ thị, nghị quyết về phòng, chống, tham nhũng nhưng việc triển khai cụ thể chưa bàn kỹ, thiếu những giải pháp có hiệu quả, tổ chức chỉ đạo chưa chặt chẽ.
Các hành vi nào được xếp vào tham nhũng?
- Tham ô tài sản
- Nhận hối lộ
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi.
- Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
- Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Hình phạt cho tội tham nhũng như thế nào?
Căn cứ Điều 278 Bộ luật hình sự quy định về xử phạt tội tham ô tài sản như sau:
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt từ 2 – 7 năm tù:
– Gây hậu quả nghiêm trọng
– Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm
– Đã bị kết án về một trong các tội về tham nhũng nhưng chưa có án tích mà còn vi phạm như:
+ Tham ô tài sản (điều 278)
+ Tội nhận hối lộ (điều 279)
+ Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (điều 280)
+ Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (điều 281)
+ Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (điều 282)
+ Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (điều 283)
+ Tội giả mạo trong công tác (điều 284) chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Phạt tù từ 7- 15 năm trong các trường hợp sau
– Tham nhũng, tham ô có tổ chức
– Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm
– Đã phạm tội nhiều lần
– Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng
– Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
Phạt tù từ 15- 20 năm trong các trường hợp sau
– Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng
– Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác
Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình trong trường hợp sau
– Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên;
– Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
Ngoài các mức phạt được đưa ra ở trên, người phạm tội tham nhũng, tham ô còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến 5 năm. Đồng thời bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Lời kết
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu thêm tham nhũng là gì? Tác hại của nó ra sao? Hy vọng, bạn có thể hiểu thêm về Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nếu còn điều gì băn khoăn thắc mắc xin liên hệ văn phòng thám tử Tâm Việt.