Bạn vẫn nghe nói đến trạm thu phí BOT nhưng liệu đã hiểu BOT là gì? Thực ra khái niệm này còn lớn và đa dạng hơn so với bạn nghĩ. Kể cả việc các dự án BOT, ai nên đầu tư BOT? Chúng ta sẽ tìm hiểu lần lượt nhé!

BOT là gì?

BOT là từ viết tắt của Build – Operate – Transfer. Có nghĩa là:

  • Xây dựng
  • Vận hành
  • Chuyển giao

Đây là thuật ngữ chỉ phương thức đầu tư của Chính phủ. Dưới hình thức kêu gọi các công ty tư nhân bỏ vốn xây dựng trước thông qua hình thức đấu thầu (Buil).

Sau đó, đơn vị thầu sẽ được khai thác vận hành một thời gian (Operate). Khi hết thời hạn kinh doanh, nhà đầu tư chuyển giao (Transfer) cho Nhà nước để tiếp tục phát triển dự án.

Mô hình đầu tư BOT

Thực ra, BOT xuất hiện ở các nước châu Á và các tiểu bang Hoa Kỳ từ rất lâu. Mục đích là nhằm cải thiện, nâng cao cơ sở hạ tầng như:

  • Đường cao tốc BOT
  • Trạm thu phí BOT
  • Nâng cấp công trình cầu, đường….

Điển hình nhất trong các dự án BOT là trạm thu phí. Nó có chức năng dùng để thu phí đường bộ đối với các phương tiện vận chuyển. Tham gia giao thông trên tuyến đường thuộc dự án đó.

Phân biệt BOT với BTO và BT

Các bạn đã biết BOT là gì? Nhưng BOT và BT thì sao? Các dự án này có gì khác biệt?

BTO (viết tắt của Buid – Transfer – Operate)

Nghĩa là

  • Xây dựng
  • Chuyển giao
  • Vận hành

Các cơ quan nhà nước và nhà đầu tư cùng xây dựng công trình và các kết cấu hạ tầng. Khi hoàn thành công trình xong, nhà đầu tư sẽ chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm. Nhà đầu tư được phép vận hành và khai thác dự án BTO này. Trong một khoảng thời gian nhất định để thu hồi vốn đã đầu tư và có lợi nhuận sau đó chuyển lại cho nhà nước quản lý.

BT (viết tắt của Build – Transfer) nghĩa là

  • Xây dựng
  • Chuyển giao

Nhà đầu tư và cơ quan nhà nước cùng xây dựng các công trình và các kết cấu hạ tầng. Sau khi hoàn thành, nhà đầu tư sẽ chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý công trình đó. Tuy nhiên, cơ quan nhà nước sẽ tạo điều kiện để nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc sẽ thỏa thuận thanh toán cho nhà đầu tư theo hợp đồng BT.

Đặc điểm của các hợp đồng BOT là gì?

Các hợp đồng BOT sẽ có những đặc điểm sau:

Đối tượng

Là các bất động sản, cơ sở hạ tầng, công trình do Nhà nước chịu trách nhiệm. Chẳng hạn như: trạm thu phí BOT, nhà máy, điện, nước, đường cao tốc, đường, hệ thống cấp thoát nước.

Quy trình của các hợp đồng BOT

Đây là quy trình khá phức tạp.

  • Lựa chọn nhà đầu tư: Các dự án BOT đòi hỏi nhà đầu tư có nguồn vốn rất lớn lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Nhà đầu tư cần đáp ứng tiêu chuẩn quy trình công nghệ, nguồn vốn tài chính lớn để đảm bảo không gián đoạn tiến độ thi công, kinh doanh dự án; chất lượng giám sát công trình, bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường sống…
  • Hợp đồng BOT còn gắn liền với một số hợp đồng khác như hợp đồng mua bán vật tư, hợp đồng thuê đất đai, hợp đồng bán sản phẩm dự án…
  • Hợp đồng BOT phải do chủ thể kinh doanh BOT tham gia tiến hành trên cơ sở các thỏa thuận trong hợp đồng BOT.
  • Nhà đầu tư nếu muốn tham gia vào các dự án BOT cần phải thành lập doanh nghiệp mới hoặc sử dụng doanh nghiệp đang tồn tại để tham gia dự án BOT.
  • Một dự án BOT sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có sự tham gia của doanh nghiệp dự án để thực hiện các quy định và cam kết trong hợp đồng BOT.

 

Những đối tượng bị thu phí tại các trạm thu phí BOT

Bạn đã nghe nhiều đến trạm thu phí BOT và hiểu BOT là gì? Tuy nhiên, mức phí thu tại các trạm BOT được quy định thế nào?

Theo Nghị định số 18 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ quy định về đối tượng chịu phí BOT như sau (không áp dụng đối với xe máy chuyên dùng theo quy định tại khoản 20):

  • Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm: xe ô tô, máy kéo; rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô; máy kéo và xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh; xe gắn máy thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ.
  • Xe ô tô thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ quy định tại khoản 1 Điều này không chịu phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau: Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai; Bị tịch thu; Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.
  • Không áp dụng khoản 2 Điều này đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng; lực lượng công an và xe nước ngoài tạm nhập lưu hành tại Việt Nam.

LỜI KẾT

Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu về BOT là gì? Các dự án BOT. Hình thức đầu thầu giữa các cơ quan nhà nước với nhà đầu tư để xây dựng các dự án trọng điểm, đường xá phục vụ nhu cầu và sự phát triển của đất nước. Nếu bạn còn băn khoăn điều gì xin liên hệ văn phòng thám tử & luật Tâm Việt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *