Kể từ khi Liên hợp quốc được thành lập (năm 1945). Quyền con người đã được quy định cụ thể trong hàng trăm văn kiện pháp luật quốc tế. Trở thành một hệ thống tiêu chuẩn pháp lý toàn cầu đòi hỏi mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam, tôn trọng và thực hiện. Tại Việt Nam trong bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cũng đã chính thức ghi nhận các quyền thiêng liêng của con người.
Tiếp đó là các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 ngày càng hoàn thiện và bảo đảm đầy đủ các quyền con người. Quyền công dân phù hợp với luật pháp quốc tế. Vậy cụ thể khái niệm quyền con người là gì, hiện nay chúng ta có những quy định nhu thế nào về quyền con người. Hãy cùng thám tử Tâm Việt tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục Bài Viết
Khái niệm quyền con người là gì?
Là một khái niệm rộng lớn cho nên quyền con người cũng được nhiều tổ chức, quốc gia định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên đến nay, định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc thường được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu, theo đó quyền con người được định nghĩa như sau:
“Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (action) hoặc sự bỏ mặc (omission) làm tổn hại đến nhân phẩm, tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người”
Bên cạnh đó, nhân quyền còn được định nghĩa một cách khái quát là những quyền bẩm sinh, vốn có của con người mà kể từ khi sinh ra vốn đã được thiết lập mà khi trong cuộc sống nếu không được đảm bảo đầy đủ thì chúng ta sẽ không thể sống như một con người
Đó là về mặt quốc tế, còn tại Việt Nam, cũng có nhiều định nghĩa về quyền con người khác nhau đưqợc đưa ra bởi các chuyên gia và cơ quan nghiên cứu. Tuy nhiên điểm chung của những định nghĩa này đều gặp nhau ở cùng một quan điểm đó là được đáp ứng những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.
Quyền con người còn có một cách gọi khác là nhân quyền, cả hai thuật ngữ này đều bắt nguồn từ thuật ngữ chung bằng tiếng Anh được sử dụng trong môi trường quốc tế, đó là human rights. Từ human rights trong tiếng Anh có thể được dịch là quyền con người (thuần Việt) hoặc nhân quyền (Hán – Việt). Như vậy, xét về mặt ngôn ngữ học, quyền con người và nhân quyền là hai từ đồng nghĩa, do đó, hoàn toàn có thể sử dụng cả hai từ này trong nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động thực tiễn về nhân quyền.
Quyền con người và quyền công dân
Một khái niệm khác mà chúng ta thường nhắc đến đi liền với quyền con người chính là quyền công dân. Vậy 2 quyền này có phải là một, chúng có gì giống và khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé
Quyền công dân (citizen’s rights) là một khái niệm xuất hiện cùng cách mạng tư sản. Cách mạng tư sản đã đưa con người từ địa vị những thần dân trở thành những công dân (với tư cách là những thành viên bình đẳng trong một nhà nước) như vậy có thể thấy quyền công dân có nguồn gốc từ quyền con người.
Tuy nhiên, chúng ta có những định nghĩa mà quyền công dân thể hiện rộng hơn quyền con người đó là mối quan hệ với nhà nước được xác định thông qua một chế định pháp luật đặc biệt là chế định quốc tịch
Một điểm khác biệt nữa của quyền công dân với quyền con người là nếu như quyền con người được quy định chung như một công ước quốc tế thì quyền công dân tại mỗi hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia lại không hoàn toàn giống nhau, cũng như đều hoàn toàn tương thích với hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người
Về tính chất, quyền con người không bị bó hẹp trong mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước mà thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với toàn thể cộng đồng nhân loại.
Về phạm vi áp dụng, quyền con người không không bị giới hạn bởi chế định quốc tịch, chủ thể của quyền con người là tất cả các thành viên của gia đình nhân loại, bất kể vị thế, hoàn cảnh, quốc tịch…Quyền con người bình đẳng trên phạm vi toàn thế giới. Một cá nhân, ngoại trừ những người không quốc tịch, về danh nghĩa đồng thời là chủ thể của cả hai loại quyền con người và quyền công dân, tuy nhiên, sự phân biệt trong thụ hưởng hai loại quyền này chỉ được thể hiện trong một số hoàn cảnh đặc biệt.
Bài viết đã chia sẻ những thông tin cơ bản về khái niệm quyền con người, cũng như sự giống và khác nhau cơ bản giữa quyền con người và quyền công dân. Hy vọng những thông tin này có thể mang đến cho bạn những kiến thức nhất định. Chúc các bạn luôn vui vẻ, thành công.