Nếu bạn là người hoạt động trong lĩnh vực luật học. Thì có lẽ không còn xa lại với thuật ngữ chế tài. Tuy nhiên, trong điều kiện bình thường thì không phải ai cũng có thể hiếu được hết ý nghĩa của thuật ngữ này. Vậy chế tài là gì. Hiện nay pháp luật có những chế tài nào. Hãy cùng văn phòng thám tử & luật Tâm Việt tìm hiều ngay sau đây:

Khái niệm chế tài là gì?

Trong quy phạm pháp luật, có 3 bộ phận cấu thành chính là giả định, quy định và chế tài.

Cụ thể các khái niệm như sau:

Giả định:

Đây là phần nêu lên trường hợp sẽ áp dụng những quy phạm cụ thể cho một số hoàn cảnh. Trường hợp cụ thể xảy ra trong thực tế. Cũng là nơi nêu lên cách ứng xử nếu tình huống đó xảy ra thì chủ thể cần phải hành động thế nào. Để không đi ngược lại với quy định của pháp luật.

Quy định:

Là nơi nêu lên quy tắc xử sự mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều kiện mà phần giả định đã đặt ra. Đây cũng là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật và không thể thiếu trong các bộ phận cấu thành nên một quy phạm pháp luật.

Chế tài:

Là bộ phận chỉ ra những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp dụng. Đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy tắc xử sự. Đã được nêu trong phần giả định của quy phạm và cũng là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu khi không thực hiện đúng nội dung tại phần quy định.

Căn cứ vào tính chất của các nhóm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, chế tài được phân chia thành nhiều loại:

  • Chế tài hình sự
  • Chế tài hành chính
  • Chế tài dân sự…

Khi nào thì áp dụng quy phạm pháp luật về chế tài

Mặc dù là công cụ cần thiết để đảm bảo các chủ thể trong mỗi tình huống cần tuân theo những quy định của pháp luật. Tuy nhiên việc áp dụng các chế tài cũng cần căn cứ từng trường hợp cụ thể. Việc áp dụng chế tài cũng phụ thuộc vào nhưng đặc điểm của lợi ích và pháp luật cần bảo vệ.

Chế tài gồm có các hình thức:

  • Chế tài trừng trị ( trong lĩnh vực hình sự)
  • Chế tài khôi phục trạng thái pháp lý ban đầu (trong lĩnh vực hành chính, dân sự)
  • Chế tài bảo vệ và chế tài bảo đảm ( trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, dân sự)
  • Chế tài vô hiệu hóa.

Những hình thức này được căn cứ vào tính chất của hành vi phạm pháp. Mức độ thiệt hại và những vấn đề khác khi có liên quan đối với việc tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng chế tài

Chế tài là bộ phận không thể thiếu trong một quy phạm pháp luật. Nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Chế tài thể hiện thái độ của Nhà nước đối với những hành vi vi phạm pháp luật. Và có tác dụng phòng ngừa giáo dục để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, góp phần thực hiện mục đích của Nhà nước trong mọi lĩnh vực:

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Văn hóa
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • An ninh ….

Một số loại chế tài thường gặp.  

Chế tài hành chính

Là những hậu quả pháp lý khi chủ thể vi phạm những quy định trong pháp luật về hành chính. Bộ phận của quy phạm pháp luật hành chính (giả định, quy định, chế tài). Xác định biện pháp xử lý của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức. Có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chế tài hình sự

Là những hậu quả về pháp lý khi chủ thể vi phạm những điều được quy định trong luật hình sự. Chế tài hình sự là bộ phận hợp thành của quy phạm pháp luật hình sự. Xác định loại và giới hạn mức độ hình phạt có thể áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự đó. Chế tài được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự và được áp dụng với người thực hiện hành vi phạm tội.

Chế tài dân sự

Hậu quả pháp lý bất lợi ngoài mong muốn được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm trong quan hệ dân sự khi họ thực hiện. Thực hiện không đúng các nghĩa vụ dân sự. Chế tài dân sự thường liên quan đến tài sản (buộc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khôi phục lại tình trạng ban đầu. Hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận…)

Hoặc có thể là những biện pháp chế tài khác (buộc chấm dứt hành vi vi phạm, buộc xin lỗi, cải chính công khai…) 

Chế tài thương mại

Chế tài thương mại là hậu quả được áp dụng cho bên vi phạm. Khi có những hành vi vi phạm xảy ra trong giao kết, thực hiện hợp đồng thương mại. Chế tài này còn được gọi là chế tài hợp đồng. Khi một bên chủ thể vi phạm các quy định về thương mại được quy định trong Luật Thương mại 2005 và các quy định khác có liên quan. Sẽ bị áp dụng các chế tài được quy định tại Điều 292, Luật thương mại 2005.

LỜI KẾT

Trên đây là khái niệm chế tài là gì và nhưng vấn đề liên quan. Hy vọng đã có thể giải đáp phần nào những thắc mắc của bạn. Nếu vẫn còn những băn khoăn, các bạn hãy đến văn phòng luật sư hoặc dịch vụ thám tử Tâm Việt.  Chúng tôi để có những giải đáp cụ thể hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *