Mã số doanh nghiệp là gì? Nó được quy định như thế nào? Nếu bạn đang chuẩn bị thành lập công ty thì cần nắm bắt rõ những vấn đề này. Hãy cùng dịch vụ thám tử Tâm Việt tìm hiểu kỹ qua bài viết dưới đây:

Mã số doanh nghiệp là gì?

Mã số doanh nghiệp được hiểu là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nó được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo đó, mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.

Mã số doanh nghiệp dùng để làm gì?

Nhiều người thắc mắc về mục đích của việc cấp mã số doanh nghiệp. Nó có thể sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế
  • Sử dụng làm các thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác
  • Giúp các cơ quan nhà nước có thể kiểm tra và giám sát các hoạt động kinh doanh cũng như nghĩa vụ đóng thuế của doanh nghiệp.

Mã số doanh nghiệp có phải là mã số thuế?

Trước đây, Luật doanh nghiệp 2005 quy định: Mỗi doanh nghiệp phải làm 2 bộ hồ sơ: 1 bộ để đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và 1 bộ hồ sơ đăng ký mã số thuế. Thế nhưng, trong quá trình quản lý cấp mã số thuế, mã số doanh nghiệp và kiểm tra giám sát việc hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế của doanh nghiệp lại gặp nhiều khó khăn.

Chính vì thế, Luật doanh nghiệp 2014 đã có quy định về vấn đề này. Tức là khi được cấp mã số doanh nghiệp là doanh nghiệp đã đồng thời hoàn thành hai thủ tục, mã số doanh nghiệp cũng chính là mã số thuế. Nếu hiện nay có ai hỏi: Mã số doanh nghiệp có phải là mã số thuế?, các bạn có thể trả lời: Phải, mã số doanh nghiệp và mã số thuế là 1.

Nhờ sự hợp nhất này mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể dễ dàng quản lý hoạt động doanh nghiệp cũng như nghĩa vụ đóng thuế của doanh nghiệp. Từ đó, tránh hiện tượng xảy ra trước đây là doanh nghiệp nợ thuế nhưng vẫn có thể giải thể khi làm thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Do cơ quan đăng ký kinh doanh không thể trực tiếp kiểm tra việc đóng thuế của doanh nghiệp.

Nguyên tắc cấp mã số doanh nghiệp là gì?

Các doanh nghiệp có thể lên Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế để xin đăng ký cấp mã số doanh nghiệp được thực hiện tự động theo phương thức điện tử. Thời gian đăng ký là trong ngày làm việc theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý thuế. Kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Một số lưu ý về mã số doanh nghiệp

Các bạn đang chuẩn bị mở công ty hay là cổ đông doanh nghiệp cần nắm rõ một số lưu ý về mã số doanh nghiệp như sau:

  1. Mỗi doanh nghiệp được cấp duy nhất một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này cũng đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp.
  2. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác.
  3. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.
  4. Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  5. Cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số doanh nghiệp để quản lý và trao đổi thông tin về doanh nghiệp.
  6. Mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi thành lập

Sau khi thành lập, doanh nghiệp phải bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ sau đi kèm với mã số doanh nghiệp:

  1. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động, báo cáo
  2. Chịu mọi trách nhiệm về thông tin đăng ký doanh nghiệp (bao gồm cả mã số doanh nghiệp). Trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó
  3. Đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động: Công ty không được phân biệt đối xử và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động; không được sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ
  4. Thực hiện chế độ kế toán, nộp báo cáo tài chính đầy đủ, đúng hạn và chính xác: Công ty có nghĩa vụ tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn…

Hy vọng, qua bài viết trên các bạn đã hiểu mã số doanh nghiệp là gì cũng như một số việc cần làm khi chuẩn bị thành lập công ty. Chúc các bạn kinh doanh thuận lợi và sẽ không bị mắc vì thủ tục hành chính.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *