Bạn đã nghe đến Quyền bất khả xâm phạm về thân thể chưa? Nó được quy định cụ thể trong luật như thế nào? Chúng ta hãy cùng dịch vụ thám tử Tâm Việt sẽ tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

Quyền bất khả xâm phạm của công dân là một trong những quyền sống còn của mỗi cá nhân quan trọng nhất. Tất cả mọi cá nhân đều được đảm bảo quyền lợi về bất khả xâm phạm đến thân thể của mình. Bất cứ ai cũng không có quyền được xâm hại các quyền lợi đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác dưới mọi hình thức.

Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm của công dân là:

– Nhằm ngăn chặn hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật.

– Nhằm bảo vệ sức khỏe cho công dân.

– Nhằm ngăn chặn hành vi bạo lực giữa công dân với nhau.

Quy định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể

Theo Điều 20 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992), quyền bất khả xâm phạm của công dân được quy định như sau:

  • Mọi người có quyền bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
  • Không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
  • Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.
  • Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của pháp luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.

Ngoài ra, điều 6 Bộ luật Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng quy định liên quan đến quyền thân thể như sau:

  • Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
  • Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
  • Việc bắt và giam giữ người phải theo quy định của Bộ luật này.
  • Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình.

Tính mạng con người vô cùng quan trọng. Vì thế, trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc, mọi nơi, bất cứ cá nhân nào cũng có quyền được bảo hộ một cách tối đa nhất có thể. Bất cứ ai cũng không có quyền xâm phạm, xâm hại đến tính mạng, thân thể hay về sức khỏe.

Thực tế, dù là những hành vi do lỗi cố ý hay là lỗi vô ý mà gây ảnh hưởng xấu đến tính mạng, sức khỏe của con người đều sẽ phải chịu những trách nhiệm nhất định trước người bị thiệt hại và trước pháp luật.

Trách nhiệm hình sự liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể

Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định rõ ràng về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm

  1. Liên quan đến trách nhiệm hình sự của một cá nhân có dấu hiệu tội phạm, khi xét thấy một cá nhân có yếu tố cấu thành dấu hiệu tội phạm, cơ quan có thẩm quyền có thể thực hiện việc giữ người khi vào hoàn cảnh khẩn cấp, toàn bộ quá trình bắt, tạm giam, tạm giữ bất cứ cá nhân nào cũng phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục luật định.
  2. Trong quá trình điều tra, lấy lời khai, cá nhân, cơ quan có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc khi tiến hành hỏi cung bị can, tuyệt đối không được sử dụng bức cung, mớm cung, dụ cung, nhục hình, tra tấn hoặc bất cứ hình thức nào dẫn đến việc xâm phạm đến sức khỏe, thân thể, tính mạng của người đó.
  3. Phải thể hiện sự tôn trọng, sự bảo đảm một cách tối ưu nhất của pháp luật trước thân thể, sức khỏe, tính mạng của con người trong mọi khía cạnh, mọi hoàn cảnh, mọi lúc và mọi nơi, không căn cứ người đó là ai, giữ thành phần, địa vị nào trong xã hội.
  4. Cá nhân, cơ quan có thẩm quyền được phép sử dụng các biện pháp ngăn ngừa đối với các bị can, bị cáo có dấu hiệu, hành vi vi phạm pháp luật hoặc cả những người chưa bị khởi tố trách nhiệm hình sự bằng những biện pháp như bắt, tạm giam, tạm giữ nhằm mục đích ngăn chặn, ngăn ngừa người vi phạm pháp luật, phạm tội chối bỏ, trốn tránh trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trước pháp luật.
  5. Những hành vi vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng, hậu quả xấu, hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, thân thể của người khác dù là lỗi cố ý hay là lỗi vô ý của người gây ra lỗi đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật. Nhẹ nhất là phạt cảnh cáo, phạt hành chính hoặc phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù theo thời hạn nhất định tùy thuộc vào mức độ vi phạm.

Trách nhiệm của Nhà nước bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể

Để duy trì, đảm bảo được các quyền tự do cho công dân, đặc biệt là quyền về bất khả xâm phạm về thân thể, trách nhiệm của Nhà nước là vô cùng quan trọng:

  • Trong quá trình xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật, luôn phải đề cao quyền con người của công dân, ban hành những quy định pháp luật phù hợp, thiết thực nhất gần gũi với những khía cạnh của đời sống.
  • Nhà nước cũng cần có những biện pháp xử lí chặt chẽ, nghiêm khắc và thích đáng đối với những hành vi xâm hại đến quyền con người.

Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu thêm về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Bạn cũng có thể bảo về quyền và lợi ích của bản thân, gia đình trong trường hợp bị ảnh hưởng và bị xâm phạm về thân thể. Bạn có thể kết nối nhanh với Văn Phòng Thám tử Tâm Việt 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *