Vừa qua, trên một số các phương tiện thông tin đại chúng có dùng cụm từ ”tạm giữ hình sự”. Cụ thể, tạm giữ hình sự là gì? Nó được quy định trong luật như thế nào? Chúng ta hãy cùng công ty thám tử Tâm Việt tìm hiểu.

Tạm giữ hình sự là gì?

Tạm giữ hình sự là biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự, do người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã. Tất cả nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người bị bắt trốn tránh việc điều tra; để xác minh tội phạm và để quyết định việc truy cứu trách nhiệm hình sự (khởi tố bị can) đối với họ.

Tạm giữ hình sự được quy định cụ thể như thế nào?

      Tại Điều 117, điều 118 Bộ luật tố tụng hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015, tạm giữ hình sự có một số quy định sau:

  • Tạm giữ hình sự có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
  • Quyết định tạm giữ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Quyết định tạm giữ phải giao cho người bị tạm giữ.
  • Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quyền ra quyết định tạm giữ.
  • Người thi hành quyết định tạm giữ phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 59 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
  • Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Quy định về thời hạn tạm giữ hình sự

      Trong Bộ luật tố tụng hình sự quy định về thời hạn tạm giữ hình sự như sau:

  • Tạm giữ không quá 3 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.
  • Nếu cần thiết, người ra quyết định tạm giữ hình sự có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 3 ngày. Còn đối với trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 3 ngày.
  • Mọi quyết định gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
  • Trong thời hạn tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
  • Thời gian tạm giữ hình sự được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.

Người bị tạm giữ hình sự có quyền gì?

Không phải tạm giữ hình sự là không có quyền hạn gì. Theo Điều 59 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, họ có những quyền như sau:

  • Người bị tạm giữ hình sự được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
  • Người bị tam giữ hình sự được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình khi bị tạm giữ.
  • Người bị tạm giữ hình sự được quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
  • Người bị tạm giữ hình sự được tự bào chữa, nhờ người bào chữa; đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu. Đồng thời, họ được trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Người bị tạm giữ hình sự được khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.
  • Người bị tạm giữ hình sự được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ;
  • Người bị tạm giữ hình sự được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu; gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;
  • Người bị tạm giữ hình sự được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự; được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ;
  • Người bị tạm giữ hình sự được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giam, giữ trái pháp luật;

Trên đây là một số thông tin liên quan đến tạm giữ hình sự là gì cũng như quyền của người bị tạm giữ hình sự. Hy vọng các bạn sẽ hiểu hơn về pháp luật Việt Nam. Bạn có thể kết nối nhanh với Văn Phòng Thám tử Tâm Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *