Thẩm quyền tài phán là gì? Quyền hạn của nó như thế nào? Cách phân biệt ra sao? Những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng văn phòng thám tử & luật Tâm Việt tìm hiểu ngay

Thầm quyền tài phán là gì?

Thực ra, bạn có thể hiểu thẩm quyền tài phán theo hai nghĩa:

Về nghĩa rộng

Thẩm quyền tài phán của một quốc gia được hiểu là quyền lực riêng biệt của quốc gia trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây chính là quyền tối cao của một nhà nước trong phạm vi lãnh thổ của mình. Một nội dung quan trọng của chủ quyền quốc gia.

Có nghĩa là trong phạm vi lãnh thổ của mình. Thẩm quyền tài phán có quyền thực hiện các quyền năng trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài. Điều đó đồng nghĩa với việc, thẩm quyền tài phán có quyền thông qua những quyết định về mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước. Vì mục đích tối cao là đảm bảo quyền lực và lợi ích của nhân dân.

Quốc gia còn thực hiện quyền tài phán đối với một số nơi bên ngoài lãnh thổ quốc gia: vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các phương tiện bay, tàu biển, tàu thuyền nước ngoài đi lại trong lãnh hải của mình

Về nghĩa hẹp

Thẩm quyền tài phán của quốc gia là thẩm quyền giải quyết các vụ việc thuộc quyền hạn xét xử của quốc gia này.

Phân loại thẩm quyền tài phán

Dựa vào tiêu chí loại hình vụ việc giải quyết, quốc gia đó có thẩm quyền xét xử dân sự, hành chính và hình sự cũng như quyền xét xử các vụ việc khác.

Các nhóm quyền trong thẩm quyền tài phán hình sự quốc gia bao gồm:

  • Nhóm 1: Quyền cho phép hoặc nghiêm cấm
  • Nhóm 2: Quyền xét xử
  • Nhóm 3: Quyền thi hành trong lĩnh vực hình sự các vụ việc liên quan đến người, tài sản hoặc sự kiện pháp lý.

Trong 3 nhóm quyền này, cần thiết phải có sự phân biệt, đặc biệt là giữa nhóm hai và nhóm ba, mặc dù sự khác nhau giữa hai nhóm quyền này là không rõ ràng trong thực tế.

Quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển

Việt Nam là quốc gia có đường ven biển dài, các hoạt động giao thương hàng hải cũng khá phát triển. Vì thế, các bạn cũng nên biết về quyền chủ quyền và thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển.

Quyền hạn

  • Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên cơ sở chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Điều đó đồng nghĩa với có quyền về những hoạt động nhằm thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó vì mục đích kinh tế, bao gồm cả việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió…
  • Thẩm quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển được quy định, cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển. Trong đó liên quan đến việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo các thiết bị và công trình; nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó.

Những vấn đề liên quan đến thẩm quyền tài phán quốc gia ven biển

Vùng tiếp giáp lãnh hải

Đây là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải. Vậy thẩm quyền tài phán được quy định rõ ràng: Tại chính vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế đối với các tàu thuyền nước ngoài.

Theo đó, chiều rộng của vùng tiếp giáp lãnh hải cũng không thể mở rộng quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Quốc gia ven biển có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm: ngăn ngừa việc vi phạm các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, nhập cư hay y tế trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình; trừng trị việc vi phạm các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.

Vùng đặc quyền kinh tế

Công ước Luật biển 1982 có quy đình thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quốc gia. Theo đó, vùng đặc quyền về kinh tế không mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Đồng thời, quốc gia sẽ có thêm quyền:

+ Thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước ở đáy biển vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.

+ Thẩm quyền tài phán đối với việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình; nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ và giữ gìn môi trường biển.

+ Quyền tự do hàng hải

+ Quyền tự do hàng không

+ Quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.

Thềm lục địa

Thềm lục địa của quốc gia ven biển bao gồm phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển. Nó kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Hoặc có thể đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi mép ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn.

Quốc gia ven biển có nghĩa vụ phải đóng thuế cho Cơ quan quyền lực đáy đại dương đối với phần lợi tức khai thác được từ thềm lục địa nằm ngoài giới hạn 200 hải lý.

Quốc gia ven biển thực hiện các quyền của mình đối với thềm lục địa không được gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền và các tự do khác của các quốc gia khác đã được Công ước thừa nhận, cũng không được cản trở việc thực hiện các quyền này một cách không thể biện bạch được.

Qua bài viết này các bạn đã hiểu hơn về thẩm quyền tái phán là gì? Cũng như biết thêm về thẩm quyền tài phán quốc gia ven biển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *