Va chạm trong cuộc sống rất thường gặp. Thay vì đẩy mọi chuyện đi quá xa, bạn hãy chọn cách giải quyết mâu thuẫn gia đình cải thiện mối quan hệ. Vậy, chúng ta nên có những giải pháp nào?

Bất kì gia đình nào cũng sẽ trải qua một thời điểm khủng hoảng, khó khăn. Nếu bạn không biết cách giải quyết mâu thuẫn gia đình thì rất dễ dẫn tới đổ vỡ, chia rẽ. Cần lắm một người tỉnh táo đứng ra hòa giải giúp các thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn. Hãy cùng dịch vụ thám tử Tâm Việt nghiên cứu 12 cách giải quyết mâu thuẫn gia đình.

Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn gia đình

Có rất nhiều lý do khiến xảy ra các cuộc tranh cãi trong gia đình. Đó có thể là:

  • Sự khác nhau về tính cách, suy nghĩ và quan niệm sống của các thành viên gia đình
  • Sự khác nhau về mong muốn và lợi ích của mỗi cá nhân
  • Sự khác nhau về cách nhìn nhận về sự việc hay vấn đề của mỗi thành viên là khác nhau
  • Môi trường sống căng thẳng: nhà cửa chật chội, gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống
  • Nhu cầu của các cá nhân lớn hơn nguồn lực mà gia đình có.

Mâu thuẫn gia đình tồn tại mọi lúc, mọi nơi, là một hiện tượng bình thường trong cuộc sống. Thế nhưng, có nhiều người chọn cách giải quyết, có người trốn tránh, có người chia ly….

Cách giải quyết mâu thuẫn gia đình êm xuôi nhất

Bạn muốn giải quyết dứt điểm mọi vấn đề, muốn hàn gắn tình cảm giữa các thành viên thì hãy ghi nhớ một số vấn đề sau:

  • Giữ bình tĩnh, đừng “đổ thêm dầu vào lửa”

Người xưa vẫn có câu: “Người nói phải có người nghe”. Nếu tất cả cùng tranh cãi thì sẽ không khác gì cái chợ và không ai nghe ai. Mọi thứ sẽ trở nên căng thẳng hơn.

Vì thế, khi xảy ra mâu thuẫn gia đình, điều đầu tiên bạn cần làm là giữ bình tĩnh. Đừng cố gắng tranh cãi hơn thua, “cơm sôi bớt lửa” chứ đừng dại “thêm dầu vào lửa”. Dù bạn ở vị trí nào chăng nữa thì cần bớt cơn nóng giận. Nếu không rất có thể nhiều chuyện hoặc hành động thái quá đáng tiếc xảy ra chứ không chỉ dừng lại ở việc tranh cãi bằng lời nói.

  • Lắng nghe bằng cả 2 tai

Cách giải quyết mâu thuẫn gia đình là bạn cần phải lắng nghe bằng hai tai và nghe từ nhiều phía. Nếu bạn không chân thành lắng nghe đối phương giải thích mà gạt đi tất cả thì bạn sẽ vẫn chịu bực tức rất cao.

Nếu cứ thử nghe người khác nói biết đâu sẽ nhận ra mâu thuẫn xuất phát từ đâu để có hướng giải quyết đúng đắn. Bạn nên dung hòa. Nếu cứ cố chấp khăng khăng giữ ý kiến của bản thân và nóng nảy với người khác, bạn sẽ không thể đừng cuộc “đối khẩu”.

  • Dám nhận trách nhiệm và những sai lầm

Có một thực tế rằng, biết rõ mình có lỗi nhưng lại không dám đứng lên thừa nhận lỗi vì sĩ diện và tự cao cá nhân. Nhiều người còn cho rằng, đàn ông mà xin lỗi đàn bà sẽ mất hết bản lĩnh, chí khí. Điều này sai lầm. Sai thì dám nhận sai và sửa lỗi mới khiến đối phương tôn trọng và nhận được khoan dung.

Bạn đừng có lấy cớ này nọ để lấp liếm đi lỗi lầm của bạn. Điều đó càng khiến mâu thuẫn gia đình thêm căng thẳng. Xét cho cùng muốn cuộc sống gia đình thì các thành viên đều bớt cái “tôi” cá nhân mà lựa nhau, vì nhau mà xây dựng mái ấm.

  • Cách giải quyết mâu thuẫn gia đình là không nói những lời xúc phạm nhau

Trong bất kỳ cuộc tranh cãi nào, bạn cũng nên dùng những lời nói lịch sự, tôn trọng đối phương. Thế mới là người biết cách cư xử. Không nên nói bậy, nói thô thiển, hay dùng từ ngữ làm tổn thương đối phương.

Vợ chồng tuyệt đối không nên to tiếng trước mặt con cái hay bố mẹ. Như thế, càng khiến những người mình thương yêu bị tổn thương.

  • Nói không với bạo lực

Bạo lực gia đình khiến nhiều người ám ảnh, sợ hãi. Không ít trường hợp xảy ra mâu thuẫn gia đình người chồng chửi mắng, đánh đập vợ con. Thậm chí, trong lúc không kiềm chế được, người vợ phản kháng giết chồng hoặc con chứng kiến bố mẹ cãi vã nên sinh ra tiêu cực, tự tử… Rất nhiều trường hợp đau lòng đã xảy ra.

Vì thế, dù có chuyện gì xảy ra, cách giải quyết mâu thuẫn gia đình là người lớn hãy tránh xa bạo lực. Sau này dù có bình tĩnh bạn có hối hận cũng không kịp.

  • Đừng chọn cách im lặng

Nhiều khi bạn chán những cuộc cãi vã như cơm bữa nên chọn cách im lặng. Thực ra sự im lặng sẽ chẳng có tác dụng gì nên bạn không giải quyết dứt điểm nguồn cơn gây ra mâu thuẫn.

Thay vì im lặng bạn nên thẳng thắn nói chuyện với từng thành viên trong gia đình. Im lặng khiến đối phương không hiểu bạn đang nghĩ gì, sai ở điểm nào để sửa.

Tóm lại

Trên đây là một số cách giải quyết mâu thuẫn gia đình. Nếu bạn muốn giữ mái ấm hạnh phúc thì các thành viên cần tôn trọng, bớt cái tôi, lòng tự trọng để lắng nghe nhau. Chỉ khi hiểu rõ suy nghĩ của đối phương, bạn mới tìm được hướng giải quyết hợp tình, hợp ý nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *