Nhằm đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm, người bán và người mua sẽ kí với nhau bản hợp đồng mua bán hàng hóa. Vậy hợp đồng này có những điều khoản gì và cần lưu ý gì?

Mua bán hàng hóa là hoạt động diễn ra hàng ngày trong đời sống xã hội. Vì thế, các giao dịch thường được thể hiện qua những hợp đồng hàng hóa. Vì thế, bạn cần nắm rõ những quyền lợi và nghĩa vụ trong hợp đồng để thực hiện đúng, tránh gây thiệt hại về kinh tế đôi bên. Hãy cùng dịch vụ thám tử Tâm Việt tìm hiểu chính xác ngay.

Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

Hợp đồng mua bán là một trong những loại hợp đồng thương mại. Tương ứng với hợp đồng mua bán tài sản trong pháp luật dân sự. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản, bản hợp đồng này là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán. Theo đó, bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu hàng hóa, giao hàng cho bên mua và nhận thanh toán. Trong khi đó, bên mua sẽ phải thanh toán đầy đủ cho bên bán, nhận hàng và được sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa

Với yêu cầu cao về tính pháp lý của các hoạt động thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa cũng mang những đặc điểm chung và riêng so với các hợp đồng thương mại khác:

Đặc điểm chung

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng ưng thuận. Điều này có nghĩa, hợp đồng giao kết tại thời điểm các bên thỏa thuận xong các điều khoản. , Thời điểm bàn giao hàng hoa được tính là thời điểm hợp đồng đã có hiệu lực. Hai bên thực hiện nghĩa vụ giao nhận hàng.
  • Một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận dưới dạng khoản tiền thanh toán.
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa cũng là hợp đồng song vụ vì các bên đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ. Bên bán có nghĩa vụ phải bàn giao hàng hóa cho bên mua. Ngược lại, bên mua có nghĩa vụ phải thanh toán cho bên bán.

Đặc điểm riêng

Ngoài những đặc điểm chung thì hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ có những đặc điểm riêng sau đây:

Về chủ thể

Cá nhân tham gia hợp đồng phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Nếu là đối tượng chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì cần có người đại diện theo pháp luật. Nếu không hợp đồng có thể sẽ bị vô hiệu.

Đối với pháp nhân, hợp tác xã giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thì cần phải thực hiện thông qua người đại diện hoặc người được ủy quyền của pháp nhân hoặc hợp tác xã.

Hình thức của hợp đồng

Hợp đồng mua bán hàng hoá có thể được hiện thực hóa bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể. Đối với hợp đồng mua bán có giá trị lớn, phức tạp tốt nhất là cần lập bằng văn bản. Trong đó, hai bên sẽ ghi minh bạch quyền, lợi ích và trách nhiệm. Điều này sẽ thuận lợi trong việc đưa ra chứng cứ, chứng minh nếu tranh chấp phát sinh. Cần thiết thì bạn nên công chứng hoặc bên thứ ba chứng thực,… để tăng tính khách quan.

Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa

Nó bao gồm các loại động sản (kể cả động sản hình thành trong tương lai); bất động sản (trừ đất đai) các loại tài sản khác như tiền, giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu).

Nội dung hợp đồng mua bán hàng gồm những gì?

Phần quan trọng nhất của hợp đồng chính là nội dung. Trong đó sẽ có các phần sau đây:

  1. Các thông tin các bên tham gia ký kết: Họ và tên, Địa chỉ, Số điện thoại, Mã số thuế, Nơi đăng ký kinh doanh, Số tài khoản ngân hàng….
  2. Định nghĩa, giải thích những thuật ngữ trong hợp đồng
  3. Hàng hóa: tên loại hàng, số lượng, giá cả
  4. Thanh toán: Tiền mặt hay chuyển khoản? Thời gian thanh toán?
  5. Giao nhận hàng hòa: Thời gian, địa điểm, phương tiện, cách thức giao nhận
  6. Chế tài: phạt vi phạm, chấm dứt hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng;
  7. Giải quyết rủi ro bất khả kháng, tranh chấp, bồi thường thiệt hại
  8. Hiệu lực của hợp đồng, sao lưu thành bao nhiêu bản?
  9. Phụ lục của hợp đồng mua bán (nếu có): Các quy định chi tiết bổ sung cho điều khoản bên trong hợp đồng chữa diễn giải chủ thể. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.

Hợp đồng mua bán hàng hóa bị vô hiệu hóa trong trường hợp nào?

  1. Người tham gia giao dịch không có năng lực hành vi dân sự
  2. Người tham gia hợp đồng bị đe dọa, cưỡng ép, không là chủ được hành vi của mình
  3. Hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội
  4. Hợp đồng vị vô hiệu do nhẫm lẫn hoặc giả tạo.

Trên đây là một số thông tin về hợp đồng hàng hóa. Các bạn hãy tham khảo để tránh những vướng mắc trong khâu thủ tục hành chính và thuận tiện cho việc giao dịch mua bán nhé. Nếu còn điều gì băn khoăn hãy alo văn phòng thám tử tâm Việt giải đáp cho bạn mọi lúc mọi nơi. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *