Không ít tranh chấp xảy ra giữa người điều khiến phương tiện với cảnh sát giao thông khi lưu thông trên đường. Vì thế, bạn cần biết về quy trình dừng xe của cảnh sát giao thông.

Theo Khoản 1 Điều 87 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau. Cảnh sát giao thông đường bộ được phép tuần tra. Kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ. Đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Vậy quy trình dừng xe của cảnh sát giao thông được thực hiện như thế nào? Hãy cùng dịch vụ thám tử Tâm Việt tìm hiểu ngay câu trả lời

Cảnh sát giao thông được phép dừng xe kiểm tra trong trường hợp nào?

Không phải bất kỳ phương tiện nào lưu thông trên đường bộ. Cảnh sát giao thông cũng được phép dừng xe để kiểm tra, giám sát. Họ chỉ được phép dừng xe người đi đường trong các trường hợp sau:

  • Trực tiếp phát hiện người đi đường vi phạm luật an toàn giao thông
  • Thông qua các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, ghi nhận hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ nên dừng xe kiểm tra.
  • Dừng xe kiểm tra, giám sát phương tiện đường bộ khi nhận được mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra của Cục trưởng Cục CSGT hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.
  • Thực hiện kế hoạch tuần tra, xử lý vi phạm, đảm bảo luật an toàn giao thông đường bộ. Kiểm tra, dừng xe theo chỉ đạo của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục CSGT, Trưởng phòng CSGT hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên.
  • Cảnh sát giao thông được phép dừng xe các phương tiện tham gia giao thông khi có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra nhằm kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Tuy nhiê, trong văn bản cần phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.
  • Sau khi nhận được tin nhắn tố giác, tin báo về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
  • Các lực lượng có thẩm quyền dừng và xử lý phương tiện

Hiệu lệnh dừng phương tiện của cảnh sát giao thông

Trong quy trình dừng xe của cảnh sát giao thông. Thì cần phải có hiệu lệnh hoặc tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện giao thông. Có thể sử dụng các cách ra hiệu sau:

  • Ra tín hiệu bằng tay hoặc bằng gậy chỉ huy giao thông
  • Sử dụng còi, loa pin cầm tay, loa điện gắn trên phương tiện tuần tra
  • Sử dụng đèn tín hiệu, biển báo hiệu, Barie hoặc rào chắn.

Khi ra tín hiệu dừng xe, cảnh sát giao thông phải đứng nghiêm và hướng về phía phương tiện cần kiểm tra. Sau đó, thổi 1 hồi còi dài và dứt khoát. Tay phải cầm gậy chỉ huy giao thông đưa lên theo phương thẳng đứng.

Sau khi người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ. Cảnh sát giao thông sẽ dùng gậy chỉ huy hướng dẫn cho phương tiện dừng và đỗ ở vị trí thích hợp.

Cảnh sát giao thông chào người dân sau khi dừng xe

Bạn sẽ bắt gặp hình ảnh, sau khi người điều khiển phương tiện giao thông dừng xe, cảnh sát giao thông sẽ chào bằng lời nói hoặc đưa tay lên chào. Đó là một tác phong được quy định rõ trong điều lệ trước khi giải quyết công việc với nhân dân, với người nước ngoài.

Cảnh sát giao thông cần phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong; có thái độ ứng xử đúng mực; không có lời nói, hành vi xúc phạm, phân biệt đối xử với người vi phạm. Tùy vào từng đối tượng, độ tuổi, cảnh sát giao thông có thể gọi là “đồng chí” hoặc xưng “tôi” trong quá trình làm việc.

Kiểm tra giấy tờ và thông báo lỗi

Nếu phát hiện người tham gia giao thông vi phạm luật An toàn giao thông đường bộ, cảnh sát giao thông được phép dừng xe, kiểm tra giấy tờ và thông báo lỗi. Đây cũng là phần quan trong trong quy trình dừng xe của cảnh sát giao thông. Cụ thể như sau:

– Sau khi chào hỏi, cảnh sát giao thông sẽ thông báo lỗi cho chủ phương tiện và yêu cầu xuất trình các giấy tờ cần thiết

– Kiểm tra giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ, bảo hiểm xe và giấy tờ khác.

– Đối chiếu các giấy tờ với nhau để xem các giấy tờ đó có liên quan trực tiếp đến người điều khiển phương tiện hay hàng hóa vận chuyển trên phương tiện hay không.

– Thông báo mức phạt tương ứng với lỗi mà chủ phương trình vi phạm

Cảnh sát giao thông lập biên bản vi phạm

Có lẽ phần lập biên bản vi phạm gây nhiều tranh cãi nhất. Nếu lỗi vi phạm mà cảnh sát giao thông đưa ra là đúng, bạn hãy nhận lỗi và đừng ngoan cố chống trả. Ngay sau đó biên bản vi phạm hành chính được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản.

– Biên bản là căn cứ để CSGT ra quyết định xử phạt và lưu hồ sơ tại cơ quan nhà nước.

– Biên bản được lập phải theo đúng mẫu đã quy định, có dấu đỏ, có số thứ tự.

Trong biên bản ghi rõ lỗi của người điều khiển phương tiện giao thông. Cụ thể từng điều, khoản mục nào trong luật giao thông đường bộ hay các văn bản hướng dẫn dưới Luật.

– Người điều khiển giao thông cần đối chiếu lại nội dung xem có đúng lỗi và đúng mức phạt không? Nếu chưa đúng bạn hãy yêu cầu cảnh sát giao thông sửa lại. Cảnh sát giao thông sẽ kí tên trước rồi mới đưa cho người điều khiển phương tiện giao thông kí.

Người điều khiển phương tiện có quyền lên tiếng trong trường hợp nào?

Không ít vụ tranh cãi giữa người điều khiển phương tiện giao thông và cảnh sát giao thông. Có thể là họ không chấp nhận lỗi, không đồng ý mức phạt đưa ra và không kí vào biên bản vi phạm. Bạn cũng nên biết trường hợp nào bạn có quyền lên tiếng:

  • Sau khi biên bản được lập vì lý do nào đó mà bạn từ chối ký, thì lúc này cảnh sát giao thông sẽ ghi rõ lý do vào biên bản.
  • Trường hợp cảnh sát giao thông xử phạt “nhầm lỗi” đối với bạn thì bạn có quyền lên tiếng hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
  • Nếu người điều khiển phương tiện bị cảnh sát giao thông thổi còi nhưng không phát hiện vi phạm thì họ phải thông báo và nói lời: “Cảm ơn ông (bà, anh, chị,…) đã giúp đỡ lực lượng Cảnh sát làm nhiệm vụ”.
  • Những lỗi cảnh sát giao thông chỉ nhắc nhở, có thể không phạt như: đè vạch, vượt phải, vượt tại đoạn đường con, vượt đèn đỏ mấy giây, xi-nhan hoặc khi bạn chạy vượt quá tốc độ cho phép dưới 5km.

Tóm lại

Trên đây là quy trình dừng xe của cảnh sát giao thông. Và một số lưu ý nếu chẳng may bạn bị “tuýt còi” khi đang lưu thông trên đường. Bạn cũng cần biết để phối hợp với cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời cũng bảo vệ lợi ích của chính mình. Nếu còn điều gì băn khoăn bạn liên hệ văn phòng thám tử & luật Tâm Việt. Chúng tôi sẽ tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *