Tổ chức xã hội là cụm từ mà chúng ta thường bắt gặp khá nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Vậy tổ chức xã hội là gì, có chức năng và nhiệm vụ như thế nào? Tổ chức xã hội hoạt động như thế nào ở Việt Nam. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu hơn về khái niệm Tổ chức xã hội là gì?

Khái niệm Tổ chức xã hội là gì?

Hiện nay cùng với sự phát triển về sự dân chủ hóa cũng như quá trình hoàn thiện. Về quyền con người ngày càng tiến bộ thì khái niệm tổ chức xã hội. Được dùng với nhiều nghĩa khác nhau trong các ngành khoa học khác nhau và trong tư duy đời thường. Tuy nhiên một trong các định nghĩa về tổ chức xã hội như sau được sửu dụng phổ biến nhất:

Tổ chức xã hội là một thành tố của cơ cấu xã hội, hoặc là một dạng hoạt động. Hay là mức độ trật tự nội tại, sự hài hòa giữa các thành phần của một chỉnh thể. Là một thành tố của cơ cấu xã hội; Do đó tổ chức xã hội có thể là một hệ thống các quan hệ. Tập hợp liên kết cá nhân nào đó để đạt được một mục đích nhất định

Là bộ phận của hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Các tổ chức xã hội rất đa dạng về hình thức, tên gọi như: Liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội.

Ví dụ:

  • Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
  • Hội cựu chiến binh
  • Hội nhà văn
  • Hội nhà báo
  • Hội luật gia trọng tài thương mại…

Diễn biến phát triển của các tổ chức xã hội tại Việt Nam

Cùng với quá trình dân chủ hóa, các quyền con người ở Việt Nam. Được pháp luật bảo vệ ngày càng toàn diện hơn. Cho đến năm 1992 trong hiến pháp của Việt Nam chính thức đưa vào quy địh về các tổ chức xã hội. Cụ thể điều 69 Hiến pháp 1992 quy định, mọi công dân Việt Nam đều có quyền thành lập. Các tổ chức xã hội theo đúng quy định của pháp luật.

Có thể thấy hiến pháp 1992 là nền móng vững chắc về mặt pháp lý tạo điều kiện. Cho việc thành lập và phát triển các tổ chức xã hội tại Việt nam. Khi đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới là“công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì quyền tự do. Sự phát triển về kinh tế cũng như mở rộng giao thương học tập những tiến bộ của thế giới. Đã khiến cho nền dân chủ của công dân càng được chú trọng mở rộng và bảo vệ. Là những tác nhân cho sự ra đời và phát triển hàng loạt các tổ chức xã hội ở Việt Nam.

Ý nghĩa của các tổ chức xã hội tại Việt Nam

Có thể nói, sự ra đời, tồn tại và phát triển của tổ chức xã hội có ý nghĩa quan trọng. Đối với đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Cụ thể có thể ghi nhận như sau:

Ý nghĩa của tổ chức xã hội đối với về chính trị

Các tổ chức xã hội vốn được thành lập nên từ những người có ảnh hưởng với đời sống xã hội. Hoặc với đa số người dân vì vậy vai trò hội tụ sức mạnh đoàn kết toàn dân. Tăng cường sự nhất trí về chính trị, tổ chức xã hội góp phần ổn định chính trị. Tạo điều kiện để Nhà nước thực hiện quản lí xã hội chính là hoạt động ý nghĩa nhất của các tổ chức xã hội.

Thêm vào đó với sự tham gia của tất cả các tầng lớp trong xã hội Tổ chức xã hội. Đại diện cho nhiều tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam. Thay mặt cho quần chúng nhân dân thực hiện quyền lực chính trị đồng thời. Giúp cho từng cá nhân phát huy tính tích cực chính trị thông qua việc tuyên truyền giáo dục nhân dân. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng. Thông qua các tổ chức xã hội, công dân có điều kiện hơn trong việc thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của mình. Có thể nói tổ chức xã hội là chỗ dựa của chính quyền nhân dân

Ý nghĩa của các tổ chức xã hội với kinh tế, xã hội

Các tổ chức xã hội có thể là các công ty, doanh nghiệp. Có các hoạt động kinh tế đem lại đời sống ấm no cho người dân, phát triển kinh tế đất nước.

Một số tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động nhằm thỏa mãn các nhu cầu về văn hóa, xã hội của các thành viên hay để trao đổi kinh nghiệm sản xuất, tăng gia…

Ví dụ:

  • Hội vui tuổi già
  • Hội những người yêu thể thao
  • Hội làm vườn
  • Hội nuôi ong…

Các tổ chúc xã hội cũng có thể làm kinh tế từ những hoạt động văn hóa, thể thao. Du lịch hoặc kinh doanh để gây quỹ hoạt động hội. Nhưng đây không được coi là mục đích hoạt động chính của tổ chức xã hội.

Các tổ chức xã hội có vai trò quan trọng trong việc giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, trước hết là cho các thành vién trong tổ chức đó. Thông qua những quy định trong điều lệ hoạt động của tổ chức xã hội, thông qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật thường xuyên đối với các thành viên, các tổ chức xã hội luôn hướng tới mục đích nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân.

 Bài viết đã chia sẻ những thông tin xung quanh câu hỏi Tổ chức xã hội là gì? Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp ích được cho các bạn trong công việc và chọ tập của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *