Tố tụng hình sự là gì? Mục đích và trình tự của tố tụng hình sự như thế nào? Rất nhiều vướng mắt về pháp luật xung quanh vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp ngay dưới đây.

Tố tụng hình sự là gì?

Tố tụng hình sự là những trình tự, thủ tục để xem xét, đánh giá một hành vi cụ thể có phải là tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự hay không? Đồng thời, người thực hiện hành vi có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Kèm theo đó là một số vấn đề liên quan đến thi hánh án hình sự.

Những mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tố tụng hình sự. Là các mối quan hệ giữa cơ quan và người tiến hành tố tụng. Người tham gia tố tụng giữa các cơ quan và người tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng được pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh. Trong đó quy định các quyền và nghĩa vụ của cơ quan, người tiến hành tố tụng cũng như của người tham gia tố tụng.

Bộ luật tố tụng hình sự là Văn bản luật do Quốc hội ban hành.

Mục đích của tố tụng hình sự

– Tố tụng hình sự giúp phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

– Tố tụng hình sự giúp bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Các giai đoạn của tố tụng hình sự

Bước 1: Tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố

Đầu tiên là cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Sau đó,  cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, Cơ quan điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

  • Quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án
  • Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Bước 2: Khởi tố, điều tra

Điều tra phải thực hiện dưới sự kiểm sát của Viện kiểm sát tiến hành. Cơ quan điều tra cần thu thập và củng cố các chứng cứ, nghiên cứu các tình tiết của vụ án hình sự  để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thời hạn điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng. Không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng. Không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

Bước 3: Truy tố

Viện kiểm sát nhận được kết luận điều tra và đề nghị truy tố do Cơ quan điều tra chuyển đến. Sau đó sẽ ra một trong ba loại quyết định sau:

  • Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng (kết luận về tội trạng)
  • Trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung

Đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án hình sự.

Bước 4: Xét xử

Xét xử sơ thẩm

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án phải phân công Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết vụ án. Thời hạn chuẩn bị xét xử  quy định như sau:

+ 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng

+ 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng

+ 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng

+ 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án.

+ Đối với vụ án phức tạp có thể gia hạn thời hạn xét xử không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Xét xử phúc thẩm

Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày. Của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.

Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày. Của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định.

Lời Kết

Qua bài viết này, các bạn đã hiểu hơn về tố tụng hình sự là gì? Các giai đoạn của tố tụng hình sự. Hy vọng sẽ giúp bạn nắm cụ thể về luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bạn có thể kết nối nhanh với Văn Phòng Thám tử Tâm Việt 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *