Trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Chúng ta thường nghe đến các thuật ngữ như cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt được sự giống và khác nhau giữa những chủ thể được gọi tên như thế này. Trong bài viết dưới đây Thám tử Tâm Việt sẽ tập trung phân tích khái niệm viên chức. Vậy viên chức là gì, viên chức thường làm việc ở đâu, có nhiệm vụ gì. Mời các bạn cùng theo dõi ngay sau đây:

Khái niệm viên chức là gì?

Theo Điều 2, Luật viên chức năm 2010 thì viên chức được định nghĩa như sau:

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm. Làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc. Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Viên chức được hiểu đó là những người là công dân Việt Nam. Làm việc trong những đơn vị sự nghiệp công lập như trường học, bệnh viện. Công chức được tuyển dụng thông qua chế độ hợp đồng và được trả lương theo quỹ lương của các đơn vị sự nghiệp công lập chứ không phải lương ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, viên chức được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp. Chức vụ quản lý là người thực hiện các công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về:

  • Năng lực
  • Kỹ năng chuyên môn
  • Nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Đối với chức danh quản lý của viên chức

Đối với chức danh quản lý của viên chức thì phải được đưa đi bồi dưỡng, đào tạo theo đúng chức danh mà viên chức sẽ tiếp nhận. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng căn cứ dựa trên chức vụ quản lý đó trong việc bổ sung. Bồi dưỡng kiến thức, cũng như là các kỹ năng cần thiết cho hoạt động quản lý của mình.

Việc đi học, bồi dưỡng kiến thức do đơn vị sự nghiệp mà viên chức làm việc đứng ra xây dựng và thực hiện kế hoạch đó. Các lĩnh vực có sự tham gia quản lý của viên chức bao gồm:

  • Giáo dục
  • Đào tạo
  • Y tế
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Văn hóa
  • Thể dục thể thao
  • Du lịch
  • Lao động – thương binh và xã hội
  • Thông tin – truyền thông
  • Tài nguyên môi trường
  • Dịch vụ…

Đối với việc chuyển đổi từ viên chức sang cán bộ, công chức. Hiện nay pháp luật cũng có những quy định khá rõ ràng về việc chuyển đổi từ hệ viên chức sang cán bộ công chức. Cụ thể, viên chức có thời gian làm việc từ đủ 05 năm trở lên tại đơn vị sự nghiệp công lập. Thì sẽ được xét tuyển vào công chức mà không phải qua thi tuyển.

Ngược lại cán bộ, công chức mà chuyển sang viên chức. Thì cũng phải đáp ứng được các diều kiện phù hợp với quy định tuyển dụng của viên chức.

Chế độ bảo hiểm viên chức

Về chế độ bảo hiểm, viên chức làm việc theo hợp đồng lao động. Chính vì vậy, họ phải đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.

Chủ thể chủ yếu của viên chức là các nghề nghiệp như :

  1. Giáo viên
  2. Bác sỹ
  3. Giảng viên….

Hình thức kỷ luật khi viên chức vi phạm quy định của cơ quan. Của pháp luật bao gồm:

  • Khiển trách
  • Cảnh cáo
  • Cách chức
  • Buộc thôi việc.

Ngoài ra viên chức còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp cũng là một hình thức kỷ luật..

Quyền lợi của viên chức

– Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp

Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp. Được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và làm việc trong môi trường đủ trang thiết bị, điều kiện làm việc.

Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao và từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật.

– Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương, thưởng.

Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp. Chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao.

Được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở :

  • Miền núi
  • Biên giới
  • Hhải đảo
  • Vùng sâu
  • Vùng xa
  • Vùng dân tộc thiểu số
  • Vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
  • Hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí, tiền thường, nâng lương. Và chế độ khác thơi vào các dịp lễ tết hay phép hoặc việc riêng theo quy định pháo luật và quy định của đơn vị nơi viên chức làm việc

– Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định.

Theo quy định của pháp luật, viên chức được phép hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc. Được phép làm việc với nhiều cơ quan đơn vị khác hoặc thành lập công ty. Miễn không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ của mình. Trừ trường hợp đặc thù pháp luật có quy định khác.

Ngoài ra pháp luật cũng quy định thêm về chính sách khen thưởng cho viên chức như :

  • Khen thưởng
  • Tôn vinh
  • Hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở

Được tạo điều kiện học tập hoạt động nghề nghiệp ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

LỜI KẾT

Như vậy, bài viết trên là câu trả lời khá đầy đủ cho câu hỏi Viên chức là gì. Nếu vẫn còn những thắc mắc, thì các bạn có thể tham khảo thêm trong luật viên chức năm 2010 để có thêm những thông tin cụ thể hơn. Nếu bạn còn băn khoăn cần giải thích liên hệ văn phòng thám tử & Luật Tâm Việt Hà Nội. Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *