Chuyện về bùa ngải vùng cao từ lâu đã tự nhiên mang trong mình chất sử thi, kỳ bí đến mức huyễn hoặc. Khiến cho không ít người không dắn được sự tò. Mà dấn thân vào những vùng rừng thiêng nước độc để cất công tìm kiếm xem. Thứ bùa ngài linh thiêng ấy có thật hay không. Và những câu chuyện lưu truyền về cây huyết ngải cũng là một chủ để được nhiều người quan tâm tìm kiếm. Vậy Cây huyết ngải là gì – Cây huyết ngải có thật không?Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Cây huyết ngải là gì?

Người xưa kể lại rằng cây huyết ngải là loại cây có linh hồn. Và linh hồn của cây sẽ bám theo người đã nuôi cây để bảo vệ an toàn cho người đó. Dân gian cũng lưu truyền cây cây huyết ngải là có thật. Nhưng chưa ai biết được chính xác hình dáng của nó như thế nào. Qua trí tưởng tưởng của nhiều người, cây huyết ngải lại mang một hình dáng khác nhau. Có người nói nói cây ngải giống như cây gừng. Có người nói nó giống như cây hoa tóc tiên. Có người lại chụp hình nó giống cây xương rồng.

Họ chỉ nghe đồn rằng cây huyết ngải là loại thực vật ngoại biến càn khôn. Thường mọc trong những vùng rừng núi, nhiệt đới. Là loài cây mọc ở rừng giống với bao loại cây cỏ thực vật khác. Nhưng loài cây này đã được pháp sư làm pháp mang về nuôi và luyện để ngải có linh hồn. Nếu được thầy cao tay nuôi thì cây ngải này sẽ có linh hồn bất diệt. Linh hồn của ngải sẽ bám theo thầy pháp sư và bảo vệ pháp sư như một vệ sĩ.

Mặc dù miêu tả hình dạng có khác nhau. Nhưng nơi đâu cũng nhắc đến sự linh nghiệm của cây ngải từ loài cây này. Theo kiến giải của nhiều người, cây này chỉ có rất ít ở vùng sâu núi thẳm. Cây này ăn động vật (gà con hoặc chim rừng), cái khí chất của nó độc lắm. Nhờ cái khí thiêng ấy, người muốn hại đối phương bào chế và cho người ấy uống. Đối phương sẽ trở nên ốm yếu thần kinh suy kiệt.

Cây huyết ngải có thật không?

Như trên đã nói, cho đến nay chưa một ai dám khẳng định. Về hình dáng thực thụ của cây huyết ngải trông như thế thế nào. Vì thế câu hỏi cây huyết ngải có thật hay không cũng là một câu hỏi còn bỏ ngỏ ở đó. Bới xung quanh loài cây này là những câu chuyện được lưu truyền. Qua trí tưởng tượng hay lời kể của mỗi người lại bị tam sao thất bản đi. Chưa ai được tận mắt nhìn thấy cây huyết ngải như thế nào. Có hình thù và màu sắc ra sao, cũng chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh cây huyết ngải có thật. Tất cả thông tin liên quan đến cây huyết ngải chỉ là lời đồn truyền miệng từ người này qua người khác mà thôi.

Mặc dù vậy nhưng khi ai đó nhắc đến cây huyết ngải thì đều khiến cho mọi người phải kinh sợ. Vì cây huyết ngải được xem là huyết ngải độc thần tướng có sức mạnh rất to lớn. Dù được pháp sư mang về và nuôi nấng nhưng nếu pháp sư đó không có pháp thuật cao minh thì cũng rất dễ bị linh hồn của cây phản lại dẫn đến chết.

Tương truyền thức ăn của ngải là thịt gà, máu và trứng gà. Khi loài huyết ngải này đủ 3 tuổi trở lên nó có khả năng tự bắt côn trùng. Những cây trên 3 năm có khả năng bắt chuột, sóc. Những cây có tuổi đời khoảng 5 năm có khả năm bắt gà, chó… Đây được xem như những cây ăn thịt rất đáng ghê sợ.

Nó cùng được mệnh danh là thích thịt người. Bởi nếu chẳng may vô ý chạm vào thì da thịt sẽ bị lở lét ngứa ngáy khó chịu. Nếu nặng có thể dẫn đến hoại tử. Đây là do những giọt sương giống như axit được tiết ra trên cây. Khi chạm vào da sẽ làm cho phần da bị phỏng đỏ nên cần phải thật cẩn thận khi tiếp xúc với loại cây này. Có lẽ vì những đặc tính đáng sợ như vậy mà nó có tên là huyết ngải – ngải máu.

Lời Kết

Những thông tin trong bài viết đã giúp bạn phần nào giải đáp thắc mắc về cây huyết ngải là gì – cây huyết ngải có thật hay không? Hiện nay, bất chấp quan điểm loài ngải này không thật sự tồn tại, hầu hết giới pháp sư Việt đều săn lùng loại Huyết ngải độc thần tướng được cho là chúa tể trong thế giới ngải.

Họ cho rằng, loại ngải đó vẫn tồn tại đâu đó trong vườn nhà một cao thủ tà thuật hoặc ẩn náu nơi nào đó trong rừng sâu, núi thẳm. Có nhiều lý do để giới tà thuật tin điều đó. Lý do cơ bản nhất là căn cứ vào… giai thoại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *