Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn đang là điều rất quan trọng bạn cần biết. Bởi vì, trong cuộc sống, công việc chúng ta không tránh được những va chạm, xung đột. Vậy làm thế nào để cải thiện mối quan hệ mà không làm ảnh hưởng đến hòa khí?

Mâu thuẫn là một phần không thể tránh khỏi trong các mối quan hệ. Nó phát sinh từ sự khác biệt về quan điểm, giá trị, lợi ích… Nếu bạn không nắm được kỹ năng giải quyết mâu thuẫn thì sẽ không kiểm soát được cảm xúc. Điều đó khiến bạn có những hành động thiếu lý trí, ảnh hưởng đến mối quan hệ hai bên. Vì thế, bạn hãy cùng công ty thám tử Tâm Việt nắm vững những nguyên tắc sau:

Bình tĩnh trong mọi tình huống

Dù xảy ra bất cứ chuyện gì chúng ta cũng cần phải bình tĩnh. Một khi tức giận sẽ khiến mâu thuẫn trở nên nghiêm trọng hơn. Chúng ta thường bỏ qua những lời khuyên căn của người khác và khiến mọi chuyện rắc rối hơn.

Bình tĩnh là giải pháp quan trọng nhất khi mâu thuẫn xảy ra. Có người đã từng nói: “Không gì trao cho một người nhiều ưu thế hơn người khác. Bằng việc luôn luôn bình tĩnh và không bối rối trong mọi hoàn cảnh”. Vì thế, bình tĩnh và kiềm chế bản thân trước những cơn nóng giận. Sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát toàn vẹn vấn đề. 

Tìm ra nguồn gốc của mâu thuẫn

Bạn cần thu thập quan điểm và ý kiến của các bên để tránh việc mâu thuẫn. Bị làm “lố” lên và dồn hết sai lầm cho một bên nhất định. Xác định được nguồn gốc của mâu thuẫn sẽ giúp giải quyết vấn đề nhanh hơn.

Bạn cần xác định, mâu thuẫn nội bộ phát sinh từ sự tích tụ lâu dài hay chỉ những sự kiện gần đây. Tìm hiểu thông tin nhưng bạn cần biết giới hạn của bản thân. Tránh đụng chạm đến chuyện riêng tư và trách nhiệm công việc của một người.

Lắng nghe để thấu hiểu

Lắng nghe là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng. Bạn muốn giải quyết mâu thuẫn nhanh chóng hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh của đối phương. Bạn đừng ngắt lời khi đối phương phân trần như thế là thiếu tôn trọng. Hãy để họ nói lên suy nghĩ của mình. Điều này sẽ giúp họ tin tưởng và sẵn sàng chia sẻ với bạn những suy nghĩ của mình.

Nếu bạn là người sâu sắc thì nên chủ động đặt ra những câu hỏi để tìm hiểu suy nghĩ của đối phương. Bạn hãy tạo bầu không khí cởi mở và thân thiện,  sẽ được giải quyết mâu thuẫn theo cách tích cực hơn.

Thể hiện thái độ tích cực

Thái độ của bạn liên quan mật thiết đến kỹ năng giải quyết mâu thuẫn. Bạn muốn nhanh chóng kết thúc vấn đề thì hãy lạc quan. Những hành động, cách đối nhân xử thế, phát ngôn đều phải thể hiện sự tích cực.

Hãy cho đối phương cơ hội được nhận xét và chấp nhận bất kỳ sự thay đổi nào về vai trò, quy trình, thậm chí thay đổi cơ cấu tổ chức. Nên nhìn nhận và đánh giá các thành viên trong nhóm theo cách tích cực.

Cải thiện khả năng diễn đạt

Khi có mâu thuẫn sẽ có sự tranh cãi. Những lúc như thế “lời ra tiếng vào” cũng là điều dễ hiểu. Thế nhưng, bạn nên diễn đạt như thế nào để giải quyết vấn đề chứ không phải “thêm dầu vào lửa”.

Theo đó, ngôn ngữ không lời như ánh mắt, vẻ mặt, giọng nói, cử chỉ, điệu bộ sẽ hé lộ nhiều thông tin về cảm xúc thực sự. Nhu cầu tiềm ẩn không được thể hiện bằng lời của người nói. Dựa vào thấu hiểu sâu về đối phương về cảm xúc và nhu cầu trong mối quan hệ, bạn có thể lựa chọn cách ứng xử thích hợp.

Thừa nhận sai lầm là kỹ năng giải quyết mâu thuẫn nhanh nhất

Khi câu chuyện đã được phơi bày ra ánh sáng, nếu bạn là người có lỗi hãy nhìn thẳng vào những sai lầm của bản thân và chịu trách nhiệm chúng. Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng, nhận sai sẽ “thất thế” trước đối phương. Thật ra, kẻ mạnh là kẻ nhìn thấy sai lầm và quyết tâm sửa sai lầm ấy.

Chúng ta thường có xu hướng ngại mở lời xin lỗi, đặc biệt với những người càng thân thiết lại càng dè dặt. Thế nhưng, lời xin lỗi và thái độ xin lỗi lúc này là bước đầu tiên để chuộc lại lỗi lầm, hàn gắn sứt mẻ trong mối quan hệ. Đặc biệt, mối quan hệ càng thân thiết càng phải thể hiện sự trân trọng họ.

Cùng nhau đưa ra giải pháp

Việc mọi người cùng ngồi lại và đưa ra giải pháp là một kỹ năng giải quyết mâu thuẫn rất quan trọng. Chỉ khi tất cả mọi người cùng tích cực tham gia giải quyết thì mâu thuẫn mới có thể nhanh chóng được tháo gỡ. Nếu đối phương không đồng ý với phương hướng mà bạn đưa ra, hãy cố gắng thuyết phục họ tham gia vào quá trình giải quyết.

Bạn muốn trở thành một người làm việc chuyên nghiệp thì cần phải biết kỹ năng giải quyết mâu thuẫn. Điều đó sẽ giúp bạn khéo léo, tự tin, bản lĩnh hơn trong giao tiếp. Đồng thời, bạn cũng khiến đối phương và đồng nghiệp nể phục về cách xử sự của mình hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *